Là một trong những đứa trẻ trên chuyến bay babylift cuối cùng rời Sài Gòn vào năm 1975, suốt nhiều năm qua Thai Lebailly vẫn khát khao tìm mẹ đẻ người Việt.
Rời Việt Nam khi mới 5 tuổi, xa mẹ đẻ và sống dưới tên gọi của một đứa trẻ đã mất khác suốt nửa đời người. Đó là câu chuyện của Thai, một người gốc Việt sinh ra trong những năm tháng chiến tranh. Trong thư gửi Thanh Niên, Thai chia sẻ: “Tôi viết thư cho bạn từ Bỉ, nơi tôi đang sống cùng vợ con mình. Thế nhưng, tôi sinh ra tại VN và được sống cùng mẹ đẻ người Việt cho đến khi lên chuyến bay babylift cuối cùng vào ngày 26.4.1975. Tôi không thể nhớ được bất kỳ điều gì về mẹ tôi và những ngày cuối cùng đó. Điều duy nhất tôi còn mơ hồ đôi chút chính là chuyến bay di tản”.
Babylift là tên chiến dịch không vận do Mỹ triển khai trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN vào tháng 4.1975 nhằm bốc trẻ em Việt di tản sang Mỹ và các quốc gia khác. Theo lời kể của Thai, cha mẹ nuôi của ông trước đó nhận một bé trai khác (sinh ngày 15.7.1971) trên chuyến bay babylift đầu tiên ngày 4.4.1975. Tuy nhiên, chuyến bay định mệnh gặp nạn và cậu bé Thai thật nằm trong số 78 trẻ thiệt mạng. Khoảng ngày 20.4.1975, cặp vợ chồng nước ngoài nhận được cuộc điện thoại từ Tổ chức Bạn bè của mọi trẻ em (Friends for All Children) rằng có một bé trai khác cho họ – chính là Thai bây giờ. Vì không có thời gian làm thủ tục giấy tờ, họ để nguyên danh tính đứa trẻ đã mất để cậu bé mới lên máy bay. Thai sống cùng cha mẹ nuôi ở Montreal (Canada) và đến năm 13 tuổi thì cả gia đình chuyển tới Bỉ.
Manh mối từ cha đẻ
Trong khi đó, dù chẳng có thông tin gì, Thai lại may mắn tìm được cha đẻ người Mỹ của mình sau 47 năm. Thai cho biết cách đây vài tháng, ông có đọc về “chiến dịch đoàn tụ” và kho dữ liệu ADN nên đã quyết định kiểm tra. Dù ban đầu không hề có nhiều hy vọng, nhưng kết quả bất ngờ khi Thai tìm được kết quả trùng khớp với 2 người anh em họ tại Mỹ. Sau nhiều tuần tìm kiếm trong kho dữ liệu Ancestry, Thai biết được cha đẻ là John Shinkaroff, sống tại bang New York. Thai đã liên lạc được với cha và sẽ gặp mặt trực tiếp trong vài tháng tới. Đây không phải lần đầu tiên một người sinh ra trong thời chiến tìm được cha thông qua ngân hàng ADN. Thanh Niên cũng từng đăng tải câu chuyện của David Zapata, một người Pháp có mẹ đẻ người Việt và cha từng là lính Mỹ. Cả David và Thai đều mong muốn tìm mẹ, nhưng lại may mắn tìm được cha trước.
Quay lại với câu chuyện của Thai, ông Shinkaroff đã chia sẻ cởi mở về câu chuyện tình cảm giữa ông và mẹ của Thai từ thời chiến và sẵn sàng ủng hộ, giúp con tìm lại mẹ. Ông Shinkaroff không nhớ tên VN của bà, chỉ biết mẹ đẻ của Thai tên là Mary Haung, sống tại khu trung tâm ở Pleiku, Gia Lai. Thời điểm đó, bà làm kế toán tại một câu lạc bộ của lính quân dịch ở Pleiku, còn ông thuộc biên chế đơn vị bảo trì 614, gắn liền với đơn vị vận tải 604. Shinkaroff quay về Mỹ và không còn giữ được liên lạc với bà, tuy nhiên ông vẫn còn nhớ về cô gái Việt năm xưa.
Trung tâm giám định ADN – ATGGroup là 1 trong 3 đơn vị thực hiện đề án 150 của Thủ tướng Chính phủ và là đơn vị giám định ADN tại Việt Nam đầu tiên đạt tiêu chuẩn thế giới
Đến với trung tâm quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính chuẩn xác cũng như việc đảm bảo pháp lý của kết quả xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm >>Bảng giá xét nghiệm ADN<<
Thu mẫu tại nhà tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ.
Không tính thêm phụ phí ngoài giờ, phụ phí theo mẫu……..!